Bài viết này không phải để bảo vệ đàn ông, vì chúng tôi không xứng đáng. Cũng không bảo vệ cho thứ định kiến này vì người viết không ủng hộ nó. Tôi muốn giúp đứa em gái nhỏ bé tin rằng xã hội này có thể tệ như nó nghĩ, nhưng nó sẽ tìm được nơi mong muốn.
Đối với tôi định kiến xã hội vẫn còn...
Tại sao?
Xét về toàn cảnh, nhiều gia đình vẫn còn có kiểu cha truyền con nối, đôi khi truyền hết các tính xấu cho thế hệ sau, cái định kiến đó cũng không ngoại lệ. Sẽ có trường hợp người con không bộc lộ ngay từ đầu, chỉ khi đúng thời điểm, mọi thứ mới vỡ lẽ ra. Đã quá muộn cho cô gái nào đó.
Nhìn phiến diện về mỗi người đàn ông, một chút bào chữa cho phái mạnh, họ luôn đóng đinh trong suy nghĩ của mình rằng bản thân phải làm việc, kiếm tiền và là trụ cột trong gia đình, … Ban đầu chỉ là trách nhiệm, sau đó áp lực từ công việc, đồng nghiệp, sếp, khó khăn trong cuộc sống sẽ đánh gục họ, không muốn chia sẻ với ai vì nghĩ đó là yếu đuối, kết quả là làm khổ người bạn đời của mình. Dần dần mọi thứ sẽ lạc trôi vô định, trong đó có cả tình cảm dành cho vợ và những người phụ nữ xung quanh.
Nhìn một chút về phụ nữ, phái đẹp, phái yếu. Có phải hay được gọi như vậy mà họ trở nên yếu đuối, cam chịu mọi thứ để hi vọng được che chở? Có lẽ. Nhưng, trong truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu, người phụ nữ chấp nhận đòn roi, chấp nhận sự vũ phu từ người chồng. Không phải vì chị không có nơi nào khác để đi mà là vì đàn con của mình. Vậy người phụ nữ không cam chịu, đầu hàng trước định kiến và các hệ quả của nó. Họ chỉ nhún nhường nó vì những điều mình yêu thương nhất.
Người phụ nữ tuy chịu nhiều đinh kiến nhưng vẫn luôn luôn mạnh mẽ, thành công, và giỏi giang
Nhưng không phải ở đâu trên đất nước nhỏ bé này, người phụ nữ cũng phải chịu thứ định kiến đó. Tôi và cũng như các bạn chắc chắn đều biết những người phụ nữ giỏi giang, tự đi lên bằng thực lực bản thân cũng như sự ủng hộ to lớn từ gia đình, bất chấp có là con gái duy nhất trong nhà đi chăng nữa. Thực sự có rất nhiều hình tượng để tôi nêu ra nhưng sự nhỏ bé của bản thân không cho phép. Sức ảnh hưởng của họ là quá lớn.
Vậy tại sao định kiến xã hội vẫn tồn tại?
Mọi thứ trên cuộc đời đều cần phải có kẻ thù. Trắng và đen, nước và lửa, cái chết và sự sống. Chuyện gì sẽ xảy ra nếu như không có màu trắng, không có lửa và không có sự sống? Đen, nước và cái chết cũng sẽ không tồn tại.
Định kiến xã hội cũng vậy, nhờ nó, phong trào bình đẳng giới mới xảy ra. Nhiều sự kiện lịch sử mới có nguyên nhân để được ghi nhớ. Nhờ nó mới có bài viết này.
Phong trào bình đẳng giới với mong muốn đập tan những định kiến xã hội và sự phân biệt đối xử bất công
Tôi nói như thế không phải để khẳng định trọng nam khinh nữ sẽ không bao giờ biến mất. Tôi muốn chúng ta hãy quên nó đi và quan tâm những người phụ nữ xung quanh. Bình đẳng giới không nhất thiết là phụ nữ phải làm mọi thứ đàn ông làm được. Theo tôi, bình đẳng giới phải đảm bảo được quyền lợi cho cả 2 giới là như nhau, cơ hội phát triển và làm việc phải tương đương nhau.
Đừng vì chữ bình đẳng mà bắt phụ nữ phải chịu khổ cùng chúng ta. Vai họ không to và rộng như đàn ông. Họ là để yêu thương và che chở.
- Lúa mì
Thật ra, định kiến là những thứ khó có thể và thậm chí là không thể xóa bỏ. Nó như một luật lệ mà ta đặt ra để thống nhất mọi thứ, theo một khuôn khổ, một tiêu chuẩn nào đó cho xã hội với hàng trăm hàng triệu con người có những cá tính khác nhau. Có lẽ khuôn mẫu là một giá trị trung bình cộng. Nhưng không vì vậy mà ta phải sống theo khuôn mẫu ấy nhỉ ="))))