top of page
  • Ảnh của tác giảBookiee - Sách là niềm vui

Điểm Số Có Thực Sự Quan Trọng Không?

Đã cập nhật: 15 thg 6, 2021

Một vấn đề muôn thuở, không mới nhưng chưa bao giờ là cũ của cả các học sinh - sinh viên và cả các bậc phụ huynh.


áp lực điểm số học sinh phụ huynh

Đối với bậc phụ huynh, ai cũng mong muốn con em mình trở thành một học sinh giỏi, một học sinh có thành tích học tập thật tốt, và món quà lớn nhất cho họ chỉ là những bài kiểm tra đầy con 10! Nhưng một cụm từ đau lòng mà chúng ta - những con người đang miệt mài trên con đường thành tích - “con nhà người ta”? Điểm số, thành tích, những giải thưởng... Liệu có phải là thước đo của thành công, hay chỉ là vật đem con cái người khác ra để chà đạp?


Tâm lý của học sinh ngày nay, ngày mai và cả của những ngày xưa luôn rất nan giải. Đã có quá nhiều câu chuyện vì thành tích với kết thúc không như mong muốn…

Một cậu bé chưa được sống đúng với những gì cho tuổi của mình lại phải ra đi mãi mãi một cách thật thương tâm…


Với tất cả những gì đã được đề cập trên, liệu điểm số có còn quan trọng không?

"Bản thân không cần phải học giỏi, không cần phải cố gắng, tương lai cũng có thể thành công hay người học giỏi sau này có thể còn nghèo hơn cả người học dốt hiện giờ!"


Những câu chuyện chạy theo điểm số một cách mù quáng đã đồng thời “giúp” cho giới trẻ hiện nay tin rằng: Bản thân không cần phải học giỏi, không cần phải cố gắng, tương lai cũng có thể thành công hay người học giỏi sau này có thể còn nghèo hơn cả người học dốt hiện giờ! Cứ thế, họ cố gắng liên tục đưa ra những bằng chứng, những nhân chứng để ngụy biện cho sự lười biếng của bản thân!


Họ cho rằng Bill Gates đã bỏ học nhưng ông ấy lại giàu nhất nhì thế giới? Xin đáp lại : Đúng là ông ấy bỏ học, nhưng trường ông ấy bỏ là Harvard!

“Tôi quen một cô bạn tên X, sau khi qua đợt kiểm tra vừa rồi, vì điểm không như mong muốn nên cô ấy có đăng một bài viết trên mạng xã hội. Và không chỉ riêng cô ấy, có rất rất nhiều người hưởng ứng điều này! Họ cho rằng: Điểm số thực sự không quan trọng, nó không đánh giá phân loại chúng ta về 9 hay là 10! Người thấp điểm chưa chắc thua người cao điểm! Người đạt điểm cao có thể nhờ chép bài bạn ngồi cạnh, vì thế giáo viên đã đánh dấu bài người ngồi cạnh nên họ thua điểm? Vâng! Tôi thấy câu chuyện trên có phần đúng, cũng có phần che đậy! Tôi nói câu chuyện trên chỉ có chỉ số rất thấp với đời thực, và câu chuyện hiếm có ấy đang góp phần để chúng ta hiểu: Không cần cố gắng học, vì nó không quan trọng. Vậy nếu những người đạt thành tích tốt bằng sự nỗ lực của mình trong khi bạn đang xem tivi, khi bạn đang chia sẻ những suy nghĩ ngụy biện cho sự lười biếng của bản thân, thì liệu nó có còn công bằng hay không?”


"Khi bạn đang chia sẻ những suy nghĩ ngụy biện cho sự lười biếng của bản thân, thì liệu nó có còn công bằng hay không?”


Cậu biết rõ nếu ngay lúc này cậu cố gắng, cậu sẽ có thể có được gì! Cậu biết rõ nếu không cố gắng, cậu sẽ có hậu quả gì! Cậu đều biết rõ mọi thứ, nhưng cậu vẫn không thể rời bỏ sự an nhàn trước mắt mà khăng khăng bác bỏ nỗ lực của người khác… Vậy sau khi qua bài viết này, tôi chúc cậu nhận được những gì mà cậu “xứng đáng”!

Còn bạn, sau khi đọc bài chia sẻ này, bạn có thấy không, rằng điểm số không phải không quan trọng, chỉ là nó không đủ để đánh giá tất cả về một con người!


Người viết: Nguyễn Hải Yến
Người thiết kế:Nguyễn Thị Mỹ Hão & Dũng Cao

(*) Bản quyền bài viết thuộc về BOOKIEE.ORG. Khi chia sẻ, cần phải trích dẫn nguồn đầy đủ gồm tên người viết, tên người thiết kế và Bookiee - Sách Là Niềm Vui. Mọi hành vi sao chép hoặc trích nguồn, chia sẻ bài viết không đầy đủ đều không được chấp nhận và phải gỡ bỏ.

______________________________

Bookiee - Sách là niềm vui



2.179 lượt xem0 bình luận

Bài đăng liên quan

Xem tất cả
bottom of page